1. Kỹ thuật in lụa khăn lạnh
In lụa là phương pháp in ấn có sử dụng khuôn in, bao gồm khung và lưới in để định vị hình in. Sau đó, những nội dung cần in sẽ đi qua lưới và thấm lên bề mặt bao bì của sản phẩm.
Sở dĩ người ta gọi phương pháp này là in lụa là bởi vì phần khung trong máy được làm từ tơ lụa.
Tuy nhiên, vào những năm sau đó, người ta thường sử dụng các chất liệu khác như kim loại, vải bông, vải sợi hóa học,… thay thế cho bản lưới lụa, do đó nó còn được gọi với cái tên là in lưới.
Quy trình in lụa trên bao bì khăn giấy lạnh
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Trước tiên, chuẩn bị khung in và pha keo. Khung có thể được làm từ gỗ hoặc hợp kim nhôm, có nhiều kích cỡ khác nhau và là hình chữ nhật. Trước khi đổ mực lên khuôn, khuôn sẽ được làm sạch và mang đi phơi khô.
Bước 2: Chụp film
Tiến hành chụp film. Người thợ có thể chụp phim dưới ánh nắng mặt trời hoặc đèn trắng.
Bước 3: Pha mực
Từ các màu mực cơ bản, người thợ sẽ pha trộn hỗn hợp với tỉ lệ chuẩn để cho ra màu sắc phù hợp nhất với bản thiết kế gốc.
Bước 4: Tiến hành in
Tiếp đến là dán miếng phim lên mặt ngoài của lưới in rồi lấy băng dính cố định 4 góc lại, sau đó dùng tấm ép phim vào lưới và mang ra nắng phơi khô.
Bước 5: Phơi khô và hoàn tất quá trình
Sau khi quá trình in hoàn tất, người thợ sẽ tháo phim ra, đem khung đi rửa sạch và phơi khô.
2. Kỹ thuật in Flexo khăn lạnh
In logo khăn lạnh bằng Flexo là kỹ thuật in nổi và mực được cung cấp cho khuôn nhờ vào một hệ thống trục gọi là anilox. Đồng thời, các hình ảnh trên khuôn đều phải nằm ngược chiều với trục anilox. Sau đó, qua quá trình ép mà mực in Flexo sẽ được truyền trực tiếp lên vật liệu cần được in.
Quy trình in Flexo trên bao bì khăn lạnh
Bước 1: Chế bản in
Chế bản là quá trình xử lý file thiết kế, sắp xếp tờ in, dàn trang và đặt màu CMYK. Đồng thời để Output film có định dạng PDF.
Bước 2: Output film
Ở bước này, ta sẽ sử dụng công nghệ Computer To Film, để các dữ liệu số từ máy tính được chuyển thành dữ liệu trên phim thông qua máy ghi phim.
Bước 3: Phơi khuôn in flexo
Sau khi ra phim, các tấm phim này sẽ được dán vào các bản kẽm và đưa vào máy phơi kẽm. Theo đó, các phần không có phần tử cần in sẽ bị ăn mòn, ngược lại, các phần tử in không xuyên qua được hoặc chỉ xuyên qua được một phần sẽ bị ăn mòn một phần.
Bước 4: In flexo
Cuối cùng, các bản khuôn in được gắn vào trục gắn khuôn sau quá trình điều chỉnh màu CMYK, để hình ảnh trên các bản kẽm ăn khớp với nhau về vị trí và cho ra sản phẩm hàng hóa cuối cùng.
3. Kỹ thuật In máy trục đồng khăn lạnh
In ống đồng (in lõm) là một kỹ thuật sử dụng trục in mạ đồng dày khoảng 10 microns. Theo đó, các phần tử như hình ảnh và chữ viết,… sẽ được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in ống đồng. Đồng thời, hầu hết in ống đồng đều được in chủ yếu ở dạng cuộn.
Quá trình in sẽ bắt đầu khi trục in được nhúng vào máng mực, theo đó, mực sẽ thấm vào bề mặt khuôn và các phần tử lõm trên bề mặt khuôn. Tại đây, những chỗ có mực thừa sẽ được quy trình dùng dao gạt loại bỏ đi, chỉ chừa lại phần mực trong phần tử lõm trên khuôn. Mực ở những phần lõm này được truyền vào các vật liệu nhờ những áp lực cao và tạo nên một bản in hoàn chỉnh
Quy trình in máy trục đồng trên bao bì khăn lạnh
Bước 1: Thiết kế mẫu
Thông thường, các mẫu bao bì sẽ được thiết kế trên máy tính, sau đó sẽ dựa vào các mẫu bao bì mà tạo ra các hình ảnh, họa tiết ấn tượng, phù hợp với sản phẩm.
Bước 2: Chế tạo bản in
Ở bước này, máy sẽ tạo ra các hình ảnh phần tử trên ống đồng để làm bản in.
Bước 3: Bố trí khuôn
Tiếp đến là sắp xếp các vật liệu in trên các khuôn in ống đồng sao cho tối ưu và tiết kiệm chi phí ở mức thấp nhất.
Bước 4: In hình ảnh
Vận hành máy và thực hiện in các hình ảnh lên các vật liệu như nhựa mỏng hay giấy,,… dựa trên các nguyên lý in ống đồng.
Bước 5: Gia công tờ in thành sản phẩm
Dán mép dọc của hình lại và loại bỏ phần thừa bị lỗi hoặc gắn quai để tạo thành bao bì hoàn chỉnh.
Chưa có đánh giá nào